Nước cứng hay còn gọi là nước nhiễm canxi, tình trạng ô nhiễm phổ biến của nguồn nước hiện nay. Nhiều hộ gia đình cảm thấy bất an khi nước có cặn lắng, áo quần giặt không sạch… Vậy, làm thế nào để giải quyết triệt để nước cứng này? Hãy cùng Vinfil đi tìm hiểu một số cách xử lý nước nhiễm canxi đơn giản, hiệu quả tại nhà qua bài viết sau đây nhé!
Tại sao nguồn nước lại bị nhiễm Canxi
Nước nhiễm canxi là nguồn nước có chứa hàm lượng khoáng chất hòa tan, bao gồm nhiều ion kim loại đa hóa trị vượt mức cho phép. Trong đó, Ca2+ và Mg2+ là hai loại ion chủ yếu gây nên tình trạng nước cứng. 300mg là chỉ số an toàn quy định tổng hàm lượng hai cation này không được vượt quá trong 1 lít nước. Nếu trên mức này, nước bạn đang dùng đã bị nhiễm canxi tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe và sinh hoạt.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng nước cứng chính là:
Lượng khoáng vật từ nước ngầm:
- Đối với nước giếng khoan, giếng khơi thì đây chính là nguyên do chính khiến nước có độ cứng cao.
- Nước ngầm sâu trong lòng đất, chảy qua các lớp đất đá, mỏ khoáng sản khiến các nguyên tố vi lượng hòa tan vào nước.
- Khi con người khai thác thì nguồn nước ấy sẽ trở thành nước cứng nguy hiểm.
Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường:
- Các khu dân cư đông đúc, nhà máy sản xuất công nghiệp xả nước thải chứa khoáng vật, muối hòa tan vào nguồn nước.
- Các trận mưa lớn sẽ giúp chúng xâm nhập vào mạch nước ngầm.
- Hệ thống dẫn nước từ nhà máy thỉnh thoảng bị rò rỉ cũng được xem là nguyên nhân thứ yếu gây nên tình trạng nước cứng.
XEM THÊM: XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM CANXI NHANH TRONG, AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
XEM THÊM: NHIỄM AMONI – VẤN ĐỀ NAN GIẢI CỦA NGUỒN NƯỚC SINH HOẠT
Chỉ số Canxi an toàn trong nước là bao nhiêu?
Nước nhiễm canxi được xác định bởi hàm lượng khoáng chất hòa tan trong 1 lít nước. Các muối có chứa Ca và Mg chính là yếu tố khiến nước cứng gây nguy hiểm cho cơ thể và đời sống con người. Vậy nên, các chỉ số an toàn được Bộ Y tế cho phép sẽ dựa vào mục đích sử dụng của người dùng để phân chia.
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2009 /BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Tối đa 350mg/l.
- Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2009 /BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích ăn uống. Tối đa 300mg/l.
Đây chính là quy định bắt buộc nhằm đảm bảo tính an toàn cho con người. Mới đây, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT. Tính theo CaCO3, tối đa 300mg/l.
Bạn có thể quan sát hoặc mang nước đến các cơ quan lọc nước để kiểm tra. Từ đó đề ra giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Cách xử lý nước nhiễm Canxi đơn giản và nhanh chóng
Cách xử lý nước nhiễm Canxi bằng hóa chất:
- Dùng hóa chất để kết tủa ion Ca2+ và Mg2+.
- Vôi, kiềm NaOH, Na₃PO₄,…
- Hiệu quả cao nhưng không an toàn cho mục đích ăn uống.
Cách xử lý nước nhiễm Canxi bằng cách sử dụng nhiệt:
- Chưng cất, đưa vào giàn lắng.
- Đun sôi nước để khoáng vật kết tủa bám dưới đáy nồi.
- Giảm độ cứng của nước và mất nhiều thời gian.
Cách xử lý nước nhiễm Canxi bằng cách trao đổi ion:
- Sử dụng các loại hạt cation, muối hoàn nguyên.
- Lọc nước bằng cấu trúc các loại vật liệu lọc.
- Hiệu quả cao, có thể tái sử dụng nhưng chỉ phù hợp với nhu cầu sử dụng nước thấp.
Xử lý nước nhiễm cứng bằng công nghệ từ trường:
- Máy lọc nước có tích hợp hệ thống điện từ trường.
- Phương pháp trao đổi điện tích.
- Phương pháp tối ưu, hiệu quả nhất.
Trên đây là một số cách xử lý nước nhiễm canxi hiệu quả mà bạn có thể tham khảo. Hãy theo dõi thêm các bài viết khác của Vinfil để biết thêm những thông tin hữu ích về lĩnh vực lọc nước nhé!
XEM THÊM: NƯỚC CỨNG LÀ GÌ? XỬ GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆU QUẢ
XEM THÊM: XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM SẮT TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, CỰC HIỆU QUẢ