Nguồn nước nhiễm sắt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người

hệ quả nước nhiễm sắt

Hiện nay, các nhà máy cung cấp nước như Nhà máy nước Hà Nội, Sông Đà, Sông Hồng…đều quản lý chất lượng nước rất tốt. Tuy nhiên, thỉnh thoảng hệ thống lọc còn gặp sự cố hay đường dẫn bị rò rỉ.  Nguyên nhân khác như: chịu tác động từ môi trường bên ngoài khiến các chỉ số an toàn không bảo đảm. Vì vậy hiện tượng nguồn nước bị nhiễm sắt chính là vấn đề khiến nhiều người dân lo lắng. Vậy nguồn nước nhiễm sắt ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người? Hãy cùng Vinfil đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là nguồn nước nhiễm sắt?

Nước nhiễm sắt hay còn gọi là nguồn nước có màu vàng. Đây là loại nước gặp phải tình trạng các ion sắt hòa tan dưới dạng Fe 2+Fe 3+

Sở dĩ nguồn nước sinh hoạt của chúng ta bị nhiễm sắt bởi những lý do sau đây:

  • Do ống dẫn nước gặp sự cố, rò rỉ khiến nguồn nước bị các khoáng vật, chất nguy hại xâm nhập trong đó có Fe. 
  • Sắt (Fe) là một nguyên tố hóa học phổ biến trong lớp vỏ Trái đất. Hoạt động khai thác nước ngầm trong lòng đất như giếng khoan, giếng khơi… đều tiềm ẩn nguồn nước nhiễm sắt. 
  • Nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp của con người cũng là một nguyên do tạo nên nguồn nước nhiễm sắt. Các ion Fe trong nước thải sẽ hòa tan, xâm nhập vào nguồn nước bề mặt và gây nên những hệ quả nghiêm trọng. 

Tùy vào từng nguồn nước mà sắt có thể tồn tại ở dạng kết tủa hoặc hòa tan. Ion sắt thường có xu hướng bị oxi hóa thành các loại muối sắt bao gồm các ion đa nguyên tử OH   và oxit Fe. 

vinfil tac hai nuoc nhiễm sat

XEM THÊM: TÁC HẠI CỦA NƯỚC NHIỄM SẮT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE

XEM THÊM: NƯỚC CÓ MÀU VÀNG – HIỂM HỌA ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Hàm lượng sắt trong nước là bao nhiêu là tốt?

Được xem là một nguyên tố vi khoáng rất cần thiết cho cơ thể. Hàm lượng sắt có tác dụng giúp các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy. Ngoài ra, sắt cũng rất cần thiết cho hoạt động chuyển hóa vật chất và năng lượng cho tế bào. Thế nhưng, nếu Fe tồn tại trong nước với hàm lượng lớn thì đây lại là mối nguy hại. 

Qua nhiều nghiên cứu, hàm lượng sắt cho phép trong nguồn nước được giới hạn trong những quy định sau:

  • Theo quy chuẩn QCVN 02:2009 được Bộ trưởng Bộ y tế ban hành vào năm 2009. Hàm lượng Fe trong 1ml nước chỉ được giới hạn trong khoảng 0,5mg thì nguồn nước sinh hoạt mới đảm bảo an toàn.
  • Theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT do Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và được Bộ Y tế ban hành năm 2018. Hàm lượng Fe trong 1ml nước ăn uống hàng ngày phải < 0,3mg. 
  • Như vậy, Fe chỉ được phép tồn tại một lượng rất nhỏ thì mới không nguy hại đến cơ thể và hoạt động sống của chúng ta. 

bảng so sánh qcvn 2018 và tiêu chuẩan nước uống trực tiếp

Tác động của nguồn nước nhiễm sắt đến đời sống con người

Nguồn nước nhiễm kim loại sắt khiến chúng ta khó chịu mỗi khi sử dụng do có vị chua, hơi tanh, màu đỏ vàng. Thế nên, tác động của nguồn nước nhiễm sắt đến đời sống con người là rất lớn. Một số ảnh hưởng phổ biến như: 

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, gây ra nhiều biến chứng cho cơ thể.
  • Làm mất hương vị của món ăn: mất mùi cà phê, biến đổi màu thức ăn đã chín…
  • Khiến áo quần bị ố vàng, nhanh mục, kém bền. 
  • Suy giảm tuổi thọ của các vật dụng chứa và sử dụng nước: máy giặt, vòi hoa sen,…
  • Gây tắc nghẽn, rò rỉ đường ống và hệ thống cung cấp nước: téc, ống dẫn, vòi nước…
  • Tốn chi phí sục rửa, vệ sinh bể chứa và đường dẫn nước.
  • Khiến chúng ta luôn lo lắng, khó chịu về nguồn nước gia đình mình đang sử dụng.
  • Các mảng bám ố vàng, hoen rỉ kém thẩm mỹ cho không gian sống và làm việc. 

tác hại của nước nhiễm sắt

Chất lượng nguồn nước luôn là yếu tố hàng đầu mà bạn cần phải quan tâm nếu muốn có một sức khỏe tốt. Nếu còn băn khoăn về chất lượng nước của gia đình mình, hãy liên hệ ngay đến Vinfil để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!

XEM THÊM: NGUY HẠI TỪ NƯỚC NHIỄM SẮT VÀ CÁCH KHẮC PHỤC 

XEM THÊM: XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM SẮT TẠI NHÀ ĐƠN GIẢN, CỰC HIỆU QUẢ

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0397.23.26.28