Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp hiện nay được áp dụng theo QCVN 6-1:2010/BYT. Quy chuẩn này quy định rất rõ ràng giới hạn cho phép của các tạp chất trong nước. Quy định chi tiết các chỉ tiêu vi sinh, phóng xạ, kim loại nặng, chất hữu cơ…
Vậy tiêu chuẩn nước uống trực tiếp với nước sinh hoạt khác nhau như thế nào? Nước uống trực tiếp có phải là nước có tất cả các chỉ số tốt hơn nước sinh hoạt không? Nước sinh hoạt có ăn uống được không?
So sánh tiêu chuẩn nước uống trực tiếp với nước sinh hoạt
Qua bảng so sánh trên chúng ta có thể thấy rằng: QCVN 01-2009/BYT là tiêu chuẩn thấp nhất. Quy chuẩn này Vinfil đã nói ở nhiều bài viết đó là: Trong quy chuẩn yêu cầu quá khắt khe về chỉ số vi khuẩn E.Coli và Coliform (bằng 0). Tuy nhiên, chỉ số Amoni lại cho phép quá cao (tới 3 mg/l).
Vinfil đã phân tích nước ở rất rất nhiều nơi như Đống Đa, Hà Đông (Nước do nhà máy nước Hà Đông trực tiếp sản xuất, không tính nước Sông Đà, Sông Đuống) có chỉ số Amoni khoảng 2-3 mg/l. Nước chứa trong bể ngầm sẽ sinh mùi hôi, lâu ngày lắng cặn đen và sinh rất nhiều vi khuẩn.
Rõ ràng là nhà máy nước ban đầu đã cấp nước đúng tiêu chuẩn, nhưng tại sao khi sử dụng, kiểm tra lại nó lại không đạt??
Rất đơn giản. Nguyên nhân là, ban đầu dư lượng Clo lớn đã diệt hết vi khuẩn. Sau này, nước được lưu trong bể, Clo bay hết. Amoni là chất hữu cơ, nó sinh ra rêu tảo và vi khuẩn.
Tiêu chuẩn nước uống trực tiếp QCVN 6-1:2010/BYT có yêu cầu rất khắt khe. Tuy vậy, theo bảng so sánh trên bạn có thể thấy, tiêu chuẩn này cũng không hơn Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT nhiều. Thậm trí, chỉ số nitrit, nitrat, mangan, thủy ngân và phóng xạ α còn cao hơn.
Nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT có ăn uống được không?
Như phân tích ở trên, nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT có các chỉ tiêu về tạp chất rất cao, cao hơn cả nước uống trực tiếp, chỉ có chỉ số vi khuẩn là kém hơn. Vì thế, nước sinh hoạt có thể dùng để nấu nướng hoặc đun sôi để nguội là có thể uống được. Chú ý: Nước đun sôi cần đậy nắp kín và sử dụng trong ngày, không nên để lâu. Vì nước đun sôi sẽ có chứa xác khuẩn, xác khuẩn sẽ thu hút những vi khuẩn ăn xác khuẩn, làm cho nước bị nhiễm khuẩn nhanh hơn.
P/S. Nước qua máy RO mặc dù đạt tiêu chuẩn nước uống trực tiếp, nhưng cá nhân mình vẫn khuyên bạn nên đung sôi.
Nước sạch trên địa bàn Hà Nội có đạt tiêu chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT không?
Đây là tiêu chuẩn mới nên nhiều nhà máy nước chưa điều chỉnh kịp thời, hiện vẫn theo tiêu chuẩn cũ QCVN 01-2009/BYT. Đương nhiên, rất ít nhà máy nước sạch đạt được tiêu chuẩn mới này.
Thực tế, những năm 2020 và đầu năm 2021. Vinfil đã triển khai xét nghiệm nước và lắp đặt hệ thống lọc nước Vinfil cho nhiều gia đình trên địa bàn Hà Nội. Nước nhiều nơi vẫn còn rất bẩn, hàm lượng Amoni cao, canxi cao. Hy vọng thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng thêm nhiều nhà máy nước sạch đạt tiêu chuẩn phục vụ bà con.
Cần hỗ trợ tư vấn thêm, mời liên hệ:
Hotline: 0397.23.26.28 (Zalo, Call)
Fanpage: Vinfil- Máy lọc nước công nghiệp
Pingback: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt mới nhất QCVN-01-1-2018-BYT - Vinfil